Về chúng tôi

VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG NGHIỆP TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC NINH THUẬN

  • 20:09 - 27/06/2021
  • 365

Xã hội thì ngày càng phát triển, con người dường như cũng chính vì thế mà quấn vào luồng công việc hăng say hơn. Chính vì thế mà đôi lúc họ đánh mất những mối quan hệ xung quanh, đánh mất đi những kỹ năng mềm cần thiết nhất tại nơi làm việc. Trong công việc đôi lúc ta cũng bắt gặp nhiều trường hợp khó khăn trong xử lý khiếm khuyết mà bản thân không thể giải quyết được vì thế bạn phải thường xuyên trao đổi công việc với đồng nghiệp để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao hiểu biết cho bản thân cũng như luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những kiến thức mà mình biết với đồng nghiệp để cùng nhau giải quyết công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Trao đổi học hỏi chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp giúp ta tự tin hơn, năng động hơn, tư duy công việc cũng tốt hơn và tạo ra sự gắn kết vững chắc giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp.


 

Nữ đồng nghiệp trao đổi trong công việc

 

Đồng nghiệp chính là những người đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình làm việc, có khi cùng thành công, có khi cùng thất bại. Đi cùng nhau trong cả quá trình dài như vậy, thì không thể tránh khỏi những cải vã, những lần tranh luận đến nảy lửa và những lần bất hòa với nhau. Cái tôi của chúng ta rất lớn nên đôi khi sẽ bỏ lỡ cơ hội làm hòa với đồng nghiệp. Đôi khi cũng chỉ vì cái tính nóng nảy, cái sĩ diện cao mà phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp. Nhưng cũng chính vì thế mà bạn thường quên mất những kỹ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp. Có thể bạn không biết chính những kỹ năng ấy lại làm cho cuộc tranh luận của bạn và đồng nghiệp hạ xuống. Nói chính xác hơn đó chính là cái “bình chữa cháy” mà bạn nên trang bị cho mình mỗi khi giao tiếp với đồng nghiệp.

Chính vì vậy bạn phải nắm bắt các Quy tắc ứng xử với đồng nghiệp, như: Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng nghiệp; Phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân thành, tôn trọng giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao; không lợi dụng việc góp ý, phê bình để làm tổn hại đến uy tín, danh dự của đồng nghiệp, của lãnh đạo các cấp trong Công ty, đơn vị. Để làm được điều đó, chúng ta phải thực hiện chuẩn mực các bước trong ứng xử:

Một là, Giữa lãnh đạo với nhân viên:

Khi gặp nhân viên, Lãnh đạo chào trước, thể hiện sự tôn trọng đối với cấp dưới. Nhân viên phải đáp lại bằng cách chào hỏi thân thiện hoặc có thể gật đầu mỉm cười đáp lại. Cần thiết phải nói câu xin lỗi khi quá vội hoặc đang nghe điện thoại.

Hai là, Giữa nhân viên với nhân viên:

- Người ít tuổi chào người lớn tuổi trước.

- Các Cán bộ nhân viên khi gặp nhau phải chào hỏi lịch sự, đúng mực.

Thực hiện tốt giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp sẽ giúp bạn sống trong không khí, môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện, mang lại lợi ích cho nhiều người và cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao.

Nghiêm Thị Quóc Hiệp - PC Ninh Thuận
Đánh giá bài viết

Bài viết liên quan